Ngày 16 tháng 5 năm 2024, ngành GD&ĐT Gia Lâm tổ chức chuyên đề Tuyên truyền về giáo dục di sản văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm. Về dự và chỉ đạo chuyên đề Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội có Tiến sĩ Vương Hương Giang, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, đồng chí Đỗ Văn Nam, chủ tịch Công đoàn Giáo dục Hà Nội. Về phía huyện Gia Lâm có đồng Hoàng Việt Cường, huyện ủy viên, trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cùng các phòng đạo các phòng ban của Huyện, các đồng chí đại diện BGH, tổng phụ trách của các trường TH, THCS trên địa bàn Huyện.
Thực hiện Kế hoạch số 4021/KHSGDĐT-CTTT-KHCN ngày 30/10/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tuyên truyền giáo dục di sản văn hóa cho học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội, Phòng GD&ĐT Gia Lâm đã triển khai nghiêm túc Giáo dục di sản văn hóa, di tích lịch sử của địa phương tại các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Gia Lâm còn lưu giữ 320 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 01 di tích quốc gia đặc biệt (Đền Phù Đổng) và 153 di tích được xếp hạng cấp Bộ và thành phố; bảo lưu 100 lễ hội truyền thống (trong đó Hội Gióng Đền Phù Đổng được ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2010; Lễ hội Đình Chử Xá, xã Văn Đức được công bố vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2019).
Chính vì vậy, Sở GD&ĐT Hà Nội đã lựa chọn Huyện Gia Lâm cùng với 4 đơn vị (Sở Văn hóa –Thể thao, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội, UBND thị xã Sơn Tây, UBND huyện Sóc Sơn) ký thỏa thuận hợp tác: Về việc triển khai chương trình giáo dục di sản thăm quan học tập ngoại khóa tại các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội vào ngày 2/11/2023.
Chuyên đề do học sinh THCS Dương Xá thể hiện. Các em đã diễn hoạt cảnh về thân thế và sự nghiệp của bà Nguyên Phi Ỷ Lan. Các đại biểu được nghe các em học sinh thuyết minh về đền và chùa Bà Tấm. Tại chuyên đề các lãnh đạo xã Dương Xá, hiệu trưởng trường THCS Dương Xá, Phù Đổng, TH Văn Đức chia sẻ kinh nghiệm triển khai giáo dục di sản tại địa phương, tại trường.
Đồng chí Hoàng Việt Cường, Huyện ủy viên, trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định: Việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương trong những năm qua được UBND huyện Gia Lâm, Phòng GD&ĐT, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo, phối hợp các trường tổ chức thực hiện giáo dục di sản, giữ gìn, bảo lưu và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc: UBND ND huyện Gia Lâm đã phát hành cuốn sách Gia Lâm những nhân vật lịch sử tiêu biểu tập 1, Gia Lâm điểm đến của bạn bè 4 phương, Hội Gióng đền Phù Đổng phát cho 100% các thư viên của nhà trường trên địa bàn huyện. Các trường tổ chức dạy nghiêm túc nội dung giáo dục địa phương theo chương trình GDPT 2018, thi hướng dẫn viên du lịch, dâng hương tưởng niệm các danh nhân, thi vẽ tranh, xây dựng trang mạng xã hội Facebook, Zalo ...để tuyên truyền quảng bá về các điểm di tích. Tiêu biểu các trường thuộc xã Dương Xá, Phù Đổng, Kim Sơn, Bát Tràng, Văn Đức, Ninh Hiệp...
Đồng chí yêu cầu các nhà trường thực hiện tốt một số nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục di sản văn hoá địa phương trong các nhà trường phù hợp học sinh, phù hợp với thực tiễn địa phương. Nghiên cứu tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu di tích lịch sử, di sản văn hóa, qua nhiều hình thức phong phú đa dạng. Tổ chức hoạt động giáo dục di sản văn hóa, di tích lịch sử của địa phương tại các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn.
Chuyên đề đã góp phần giáo dục tình yêu quê hương, đất nước. Giúp các em tự hào về truyền thống Thăng Long - Hà Nội.