Ngày mồng 4 và 5 tháng 6 năm 2020, cấp học mầm non của ngành Giáo dục Gia Lâm tổ chức hai chuyên đề “ Tổ chức hoạt động STEAM ” tại trường MN Đặng Xá và TT Trâu Quỳ. Các giáo viên dạy chuyên đề đã được bồi dưỡng tại Sở Giáo dục và Đào tạo do các chuyên gia nước ngoài giảng dạy. Tham dự chuyên đề có các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm, các đồng chí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn của các trường mầm non thuộc huyện.
Tại trường MN Đặng Xá, đề tài “ Hoạt động chế tạo dù thoát hiểm” do các cô giáo Nguyễn Thị Thu Thảo và Nguyễn Thị Thuý Vân lên lớp phần 1 của dự án: Khám phá chiếc dù thoát hiểm. Cô giáo Vũ Thị Thuỷ, Hoàng Thị Quế lên lớp Phần 2 dự án: Làm chiếc thoát hiểm. Qua tiết học, các cô giáo đã giúp trẻ khám phá đặc điểm, cấu tạo và các kiểu dù, tìm hiểu yếu tố vật lý, lực hút của trái đất và lực đẩy của gió biết chọn nguyên liệu để chế tạo ra chiếc dù mà mình tự tay thiết kế. Tiết học giúp các bé rèn kỹ năng hoạt động nhóm: kỹ năng phối hợp, vẽ, trang trí…
Chuyên đề tại trường MN TT Trâu Quỳ với đề tài Khám phá “Tiếng ồn” lứa tuổi mẫu giáo lớn do các cô giáo Lê Thanh Nhàn và cô Nguyễn Thị Trà Mi dạy phần 1 dự án: Chế tạo vật giảm tiếng ồn. Phần 2 dự án: Chế tạo vật giảm tiếng ồn do cô giáo Nguyễn Thị Phương Nga và cô Nguyễn Thị Linh dạy. STEAM là phương pháp giáo dục tiên tiến phát huy sự sáng tạo, say mê khám phá của trẻ. Trong đó S là khoa học, T là công nghệ, E là chế tạo, A là nghệ thuật, M là toán học. Qua tiết học, dưới sự dẫn dắt, hướng dẫn của các cô giáo trẻ đã nguyên lý truyền âm thanh trong không khí đến tai người và ngưỡng âm thanh con người có thể chịu đựng được, trẻ biết nguyên liệu vật dụng có thể cản được âm thanh, giảm tiếng ồn, đếm số lượng nguyên vật liệu, đo và tính toán khoảng cách khi thiết kế sản phẩm cách đặt và sắp xếp bố cục sao cho cân đối để hạn chế tối đa âm thanh truyền ra ngoài.
Các chuyên đề thành công bởi sự say mê, nhiệt tình, tâm huyết của các cô giáo, sự chuẩn bị công phu của nhà trường. Mỗi một tiết học đem lại một khám phá mới mẻ và thú vị, điều đó giúp các đồng chí quản lý, giáo viên bước đầu hiểu về phương pháp giáo dục STEAM. Với một phương pháp mới cần phải có sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ. Đó là nhiệm vụ của ngành Giáo dục và các nhà trường trong năm học mới. Các chuyên đề được tổ chức thành công chính là khẳng định một hướng phát triển mới cho giáo dục mầm non Gia Lâm.